Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc triển khai tiêm chủng Vắc xin phòng cúm

Vắc xin cúm là sinh phẩm y tế có chứa kháng nguyên của virus cúm, cung cấp khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ lây nhiễm virus cúm, ngăn chặn nguy cơ mắc cúm và các các biến chứng nguy hiểm của cúm gây ra.

Virus cúm được chia thành 3 nhóm A, B, C, trong đó phổ biến nhất, có thể bùng phát thành dịch cúm ở người là chủng virus cúm A và B. Mỗi chủng virus có rất nhiều nhóm kháng nguyên. Những nhóm kháng nguyên này thường xảy ra các đột biến nhỏ hàng năm hoặc vài năm, từ đó hình thành nên rất rất nhiều phân nhóm virus nhỏ, riêng virus cúm nhóm A đã phát hiện có hơn 200 phân nhóm cúm A, khiến cấu trúc kháng nguyên của virus cúm lưu hành mỗi năm sẽ thay đổi liên tục.

Chính vì lý do này, vắc xin phòng cúm là một trong những loại vắc xin đặc biệt, thường được nghiên cứu và sản xuất hàng năm (chu kỳ một năm 2 lần) với thành phần kháng nguyên có trong vắc xin thay đổi liên tục theo dự đoán của chủng cúm sẽ lưu hành trong năm (mùa cúm) tới

Vắc xin cúm có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi cúm mùa (Bệnh cúm) căn bệnh với biểu hiện viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp đơn giản . Sự thật là bệnh cúm mùa rất nguy hiểm, có thể gây ra rất nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt Các đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi hay người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính…

file-icon

Ảnh minh họa

Tiêm vắc xin cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để chống lại bệnh cúm, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tử vong. Tiêm ngừa cúm giúp giảm 36% nguy cơ biến chứng viêm tai giữa, giảm 33% nguy cơ biến chứng viêm đường hô hấp cấp, giảm 41% nguy cơ cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen suyễn và có nghiên cứu cho thấy tiêm ngừa vắc xin cúm có thể làm giảm nguy cơ các cơn đau tim từ 15% xuống chỉ còn 45%. (4)

Theo WHO, tiêm phòng vắc xin cúm cung cấp hiệu lực bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ mắc cúm đến 90%, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 80%.

Hiện nay, có nhiều loại vaccine cúm và có nhiều cách để phân loại chúng, bao gồm:

- Phương pháp phân loại cổ điển: Là cách phân loại của WHO, chia vắc xin phòng bệnh cúm thành 2 loại, gồm vắc xin cúm bất hoạt (tiêm bắp) và vắc xin cúm sống giảm độc lực (hít qua mũi);

- Phương pháp phân loại theo số lượng và thành phần kháng nguyên: Vắc xin tam giá (TIV) và vắc xin tứ giá (QIV). Trong đó, vắc xin cúm tứ giá có chứa các thành phần kháng nguyên của virus cúm A/H1N1; A/H3N2; B/Victoria và B/Yamagata, sở hữu độ bao phủ rộng hơn; vắc xin cúm tam giá chỉ chứa kháng nguyên của virus cúm A/H1N1; A/H3N2 và B/Victoria hoặc B/Yamagata; (2)

- Phương pháp phân loại theo liều lượng kháng nguyên bề mặt: Vắc xin cúm liều chuẩn (standard dose) và vắc xin cúm liều cao (high dose). Vắc xin liều cao được bào chế với hàm lượng kháng nguyên gấp 3 – 4 lần so với liều tiêu chuẩn, cung cấp khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt hơn ở người lớn tuổi;

- Phương pháp phân loại theo công nghệ sản xuất: Vắc xin cúm sản xuất trên phôi trứng gà, vắc xin nuôi cấy trên tế bào, vắc xin với công nghệ tái tổ hợp và hiện nay đang nghiên cứu và phát triển vắc xin cúm công nghệ mARN.

Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc triển khai đưa vắc xin cúm tiêm cho các đối tượng có nhu cầu với giá dịch vụ là 250.000 đồng trên một lần tiêm. Ngành y tế Bảo Lạc khuyến cáo người dân, nhất là người già, trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin phòng cúm là cách để phòng bệnh cúm tốt nhất..

Mậu Thật

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập